Xúc xắc điên cuồng | Nhận 150K miễn phí

ĐI SAPA ĐÓN TẾT CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI MÔNG

  • Thứ Sáu, 15:20 Ngày 24/01/2020
  • Hôm nay VTL sẽ giới thiệu cho mọi người biết về cái Tết của người dân tộc Mông khác với Tết Nguyên Đán của người dân tộc Kinh mình là như thế nào . Có vui không,có đáng để đi du lịch Sapa vào dịp này không? Theo chân VTL nhé.
    Nguồn: //bit.ly/2vuodYy

    Trẻ em Mông hào hứng đón Tết cổ truyền

    Tết người Mông không giống Tết Nguyên Đán, tuy ngày nay đã có những thay đổi nhưng vẫn không thể thiếu các phong tục mang đậm truyền thống người Mông. Người Mông không định ra một ngày cụ thể để đón Tết mà ăn theo mùa vụ. Theo phong tục thì Tết cổ truyền người Mông thường diễn ra trước Tết Nguyên Đán 1 tháng, đây cũng là thời điểm thu hoạch mùa màng.

    Những tục lệ trong ngày Tết cổ truyền

    Theo tục lệ người Mông, cứ đến Tết cổ truyền thì người đi xa đến mấy cũng về để thắp hương cúng ông bà, tổ tiên để cầu chúc cho năm mới thuận lợi, sức khỏe và gặp nhiều may mắn.
     

    Tối 30, mỗi gia đình sẽ làm một bữa cơm để cúng ma nhà và tổ tiên. Bàn thờ được đặt giữa nhà đối diện với cửa chính.
    Theo tục, khi nghe tiếng gà gáy đầu tiên vào mùng Một, các gia đình sẽ dậy và đi gánh nước mới được về nấu ăn. Ngày nay, người dân không còn phải đi gánh nước xa như trước kia vì đã có những bể nước tập trung mà tục vẫn được duy trì lại càng thêm ý nghĩa. Ngoài ra, còn tục lệ rằng lấy nước về đem cân lên nếu nước nhiều hơn năm cũ thì sẽ có nhiều lộc hơn.

     

    Những phong tục này bắt nguồn từ những mong ước giản dị của đồng bào người Mông. Họ nghĩ rằng muốn làm ăn tốt thì phải dậy sớm vì vậy họ mới có tục dậy sớm gánh nước vào mùng Một; cả năm đã làm lụng vất vả nên họ phải ăn thịt để bù lại những ngày đó và họ cũng không nấu món rau nào cho mâm cúng ngày Tết; thổi bếp thì mưa bão sẽ đổ về làm hỏng mùa màng…

    Người Mông bản Cát Cát hào hứng sắm đồ đón Tết cổ truyền

    Tết của đồng bào dân tộc người Mông luôn thể hiện được một nét bản sắc riêng với những lễ hội như lễ hội Gầu Tào, hay lễ Lử – xu đón năm mới, tục thờ cúng tổ tiên, thờ ma nhà,…Ngày 30 Tết là ngày quan trọng trong lễ Tết, đây là ngày để đón tổ tiên về, các gia đình được trang trí, bày biện như cắt giấy thành hình tiền rồi dán xung quanh nhà, các công cụ lao động.

    Nếu du khách đi đúng dịp này sẽ rất vui và thú vị vì ngoài được khám phá một Sapa đẹp mê lòng người còn được trực tiếp tham gia các trò chơi, hoạt động văn hóa cùng người dân trong bản.

    Những ngày chuẩn bị đón Tết

    Người Mông gói bánh dày cũng như việc bánh chưng luôn xuất hiện trong ngày Tết Nguyên Đán của người Kinh. Họ quan niệm rằng, bánh dày tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời chính là thứ thiêng liêng tạo ra sự sống vạn vật trên thế giới này, họ đặt bánh dày trong các mâm cúng tổ tiên và trời đất.

    Tổng hợp: Lê Như (VTL)

    Vui lòng dẫn nguồn nếu đem bài viết đi nơi khác. Xin cảm ơn.

    Bài viết liên quan